Thông tin quy hoạch Tây Ninh từ 2022 đến 2030 cập nhật mới nhất

thông tin quy hoạch tây ninh

Thông tin quy hoạch tây ninh từ 2022 - 2023 cập nhật mới nhất

Theo đề án quy hoạch phát triển mới nhất giai đoạn năm 2022 – 2030. UBND tỉnh Tây Ninh đã đưa ra nội dung quy hoạch rõ ràng qua từng hạng mục cụ thể, đảm bảo đám ứng được mong muốn của người dân.

thông tin quy hoạch Tây Ninh

Thông tin quy hoạch tổng quan tỉnh Tây Ninh

Trước khi tìm hiểu vào những thông tin quy hoạch Tây Ninh chi tiết qua từng hạng mục, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo kế hoạch của UBND tỉnh về việc quy hoạch tầm nhìn đến năm 2030 dưới đây:

  • Đầu tiên, tỉnh Tây Ninh sẽ hướng đến mục tiêu phát triển trở thành khu đô thị có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và văn hoá, tập trung vào 2 khu vực nổi bật là cửa khẩu Xa Mát và Mộc Bài.
  • Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đa ngành và xuất khẩu hàng hoá.
  • Định hướng phát triển kinh tế nông và lâm nghiệp với lợi thế trồng cây công nghiệp và nuôi trông thuỷ sản.
  • Định hướng phát triển thành khu trung tâm văn hoá – lịch sử, phát triển du lịch địa phương.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển bền vững lâu dài.

Thông tin quy hoạch Tây Ninh giai đoạn năm 2022 – 2030

Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh Tây Ninh đã có những kế hoạch phát triển quy hoạch cụ thể, đảm bảo phát triển Tây Ninh hiệu quả, bền vững đến năm 2030.

Quy hoạch Thành phố Tây Ninh

Theo thông tin cập nhật trên bản đồ, thành phố Tây Ninh tới đây sẽ được quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính với 140 km2. Định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế – văn hoá – công nghệ – chính trị quan trọng của tỉnh và địa phương. Phát triển thành khu đô thị sinh thái, tập trung vào việc phát triển dịch vụ, thương mại và công nghiệp.

Quy hoạch không gian Thành phố Tây Ninh

Về không gian Thành phố, ban lãnh đạo tỉnh đã có những kế hoạch quy hoạch mới nhất nhằm mục tiêu phát triển, đưa Tây Ninh trở thành khu đô thị sầm uất, nhộn nhịp. Cụ thể, địa phương sẽ quy hoạch không gian một số địa điểm sau:

  • Quy hoạch khu vực núi Bà Đen thành khu du lịch quốc gia.
  • Quy hoạch núi phường Ninh Sơn thành khu cây xanh và dự án chung cư, nhà ở cao cấp.
  • Khu vực huyện Gò Dầu trở thành khu công nghiệp thu hút đầu tư và lao động phổ thông.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tây Ninh

Về việc sử dụng đất, chính quyền địa phương cũng có những thông tin quy hoạch mới nhất. Trong đó sẽ tập trung chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục và y tế, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

Bên cạnh đó, địa phương cũng thoải mái hơn trong việc sử dụng đất để phát triển thành khuôn viên cây xanh, xây dựng các dự án nhà cao cấp để phục vụ nhu cầu của người dân.

Quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Việc quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang được chú trọng đầu tư, trong đó thì khu công nghiệp Hiệp Thành đang được triển khai mạnh mẽ với diện tích lên đến 573,81 ha. Bên cạnh đó, địa bàn cũng đang phát triển hàng loạt các khu công nghiệp lớn nhỏ khác, hứa hẹn sẽ thu hút các doanh nghiệp và lao động phổ thông trong khu vực.

Thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh hiện nay còn đặc biệt chú trọng đến quy hoạch hạ tầng giao thông. Yếu tố này cũng đóng vai trò quyết định, thúc đẩy phát triển cả về các lĩnh vực du lịch, kinh tế và xã hội. Cụ thể, tình hình quy hoạch giao thông Tây Ninh như sau:

  • Quy hoạch đường bộ sẽ tập trung vào phát triển các trục vành đai, đường chính cấp, đại lộ. Các tuyến đường thứ cấp và đường phố địa phương cũng được triển khai phát triển tuỳ tình hình thực tế.
  • Địa phương đang dự kiến phát triển tuyến đường sắt TP. HCM nối với TP. Tây Ninh.
  • Về đường thuỷ, địa phương sẽ kết nối rạch Tây Ninh với sông Vàm Cỏ Đông. Đồng thời cải tạo vét kênh đường thuỷ để đảm bảo quá trình lưu thông ổn định.
  • Về đường hàng không, địa phương dự định sẽ xây dựng sân bay nhỏ để phục vụ du lịch địa phương.

Cách tra cứu thông tin quy hoạch Tây Ninh

Bên cạnh việc tìm hiểu về phương án quy hoạch tổng thể và lâu dài, bạn cũng có thể chủ động tìm hiểu, tra cứu thông tin quy hoạch Tây Ninh của từng địa phương hoặc từng thửa đất nếu có nhu cầu tìm hiểu về bất động sản của khu vực. Cụ thể,  tham khảo một số cách tra cứu thông tin quy hoạch Tây Ninh dưới đây:

Tra cứu thông tin quy hoạch Tây Ninh bằng phần mềm trên điện thoại: Bằng việc truy cập vào phần mềm VNPT-iLIS và làm theo hướng dẫn, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm hiểu về thông tin quy hoạch của từng thửa đất nhanh chóng, chính xác.

Tra cứu tại chính quyền địa phương: Để tra cứu thông tin quy hoạch Tây Ninh cụ thể, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức đến trực tiếp UBND địa phương, phòng địa chính để tìm hiểu về thông tin quy hoạch mang tính chuẩn xác nhất.

Hy vọng qua những nội dung về thông tin quy hoạch Tây Ninh giai đoạn 2022 – 2030 nêu trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về dự án, đồng thời có những định hướng đầu tư phù hợp.

Thông qua Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh Tế Cửa khẩu Mộc Bài

image 20220602151045 1

Thông qua Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh Tế Cửa khẩu Mộc Bài

HĐND tỉnh Tây Ninh đã thông qua Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045 với tổng diện tích lên đến 21.284 ha.

Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Bến Cầu và các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu; xã Phước Chỉ, Phước Bình (trước kia là xã Phước Lưu và Bình Thạnh) thuộc thị xã Trảng Bàng.

image 20220602151045 1

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có tổng diện tích 21.284 ha với phía Bắc và phía Đông khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài giáp xã Long Phước thuộc huyện Bến Cầu và giáp sông Vàm Cỏ Đông; phía Nam giáp với tỉnh Long An và phía Tây giáp tỉnh Svây Riêng của Campuchia.

Thời hạn quy hoạch dài hạn là đến năm 2045, ngắn hạn là đến năm 2030, với mục tiêu thúc đẩy phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trở thành một vùng động lực mới, là cực tăng trưởng phát triển kinh tế, có tầm cạnh tranh với khu vực và quốc tế; là đầu mối giao thương quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ, giữa Việt Nam với Campuchia và trong khu vực ASEAN; là trung tâm dịch vụ cửa khẩu, trung chuyển logistic; trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ biên giới đất liền vùng Đông Nam Bộ.

Khu kinh tế được phát triển theo hướng công nghiệp xanh, đô thị xanh – sạch, thông minh, bền vững, có bản sắc và có tầm kết nối quốc tế; đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu quốc phòng – an ninh; phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới, khắc phục các vấn đề tồn tại về phát triển biên mậu, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hoá – xã hội và đảm bảo vùng biên giới hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển.

Về những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung quy hoạch cần lưu ý:

Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã được phê duyệt từ năm 2009; rà soát, đánh giá hiện trạng pháp lý và tình hình thực hiện, phương pháp khắc phục (nếu có) của các dự án trong khu kinh tế; đánh giá hiện trạng đầu tư và phát triển khu kinh tế theo quy hoạch chung, các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư có liên quan đã được phê duyệt; sự phù hợp của các quy hoạch, dự án đang và dự kiến đầu tư.

Đánh giá vai trò của tuyến đường Vành Đai 3, Vành Đai 4, đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đối với việc phát triển khu kinh tế.

Nghiên cứu các tác động trực tiếp, gián tiếp giữa khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài với vùng Thành Phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các đô thị thuộc tỉnh Tây Ninh và các khu vực lân cận thuộc tỉnh Long An.

Trước đó, tháng 4/2022, Bộ Xây Dựng đã tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh

Quy hoạch núi Bà Đen Tây Ninh sẽ có nhà nghỉ dưỡng trên đỉnh núi, sân Golf và vườn thú Safari

bấtt động sản tây ninh

Quy hoạch núi bà đen tây ninh sẽ có nhà nghỉ dưỡng trên đỉnh núi, sân golf và vườn thú safari

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2035 với tổng diện tích 2.903,79 ha cùng nhiều loại hình nhà nghỉ dưỡng trên đỉnh núi, sân golf và vườn thú Safari.

khu du lich quoc gia nui ba den 1536258169

Theo quy hoạch, Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen nằm trên địa bàn phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh, xã Thạnh Tân thuộc thành phố Tây Ninh và một phần của xã Suối Đá, xã Phan thuộc huyện Dương Minh Châu.

Quy mô lập quy hoạch Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen là 2,903,79 ha, quy mô đất xây dựng các khu chức năng đạt khoảng 1000ha.

Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen được quy hoạch cụ thể gồm: Đất các khu chức năng hỗn hợp phục vụ du lịch tổng dịch tích 1.177,42 ha; Đất dân cư thương mại phục vụ khu du lịch tổng diện tích 78,15 ha; Đất hạ tầng kỹ thuật tổng diện tích 101,72 ha; Đất khác (đất rừng và đất nông nghiệp) tổng diện tích 1.546,50 ha.

Trong đó, các khu chức năng phục vụ du lịch gồm:

Khu tâm linh, di tích có diện tích 29,57 ha; mật độ xây dựng công trình tối đa 10%, tầng cao tối đa 2 tầng.

Khu tham quan chuyên đề, lưu trú, nghỉ dưỡng, thương mại và dịch vụ du lịch trên đỉnh núi có diện tích 88,90 ha, trong đó, diện tích xây dựng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 25%; mật độ xây dựng tối đa 25%; tầng cao tối đa 3 tầng.

Khu lưu trú, nghỉ dưỡng trên đỉnh núi Phụng và núi Đất có diện tích 48,15 ha, trong đó, diện tích xây dựng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 30%; tầng cao tối đa 3 tầng.

Khu thể dục thể thao, sân golf và các dịch vụ phụ trợ kết hợp lưu trú tại khu vực Ma Thiên Lãnh có diện tích 325,25 ha, trong đó, quy mô sân golf 36 lỗ có quy mô khoảng 236 ha, đất dịch vụ kết hợp lưu trú phục vụ sân golf khoảng 62,25 ha. Mật độ xây dựng tối đa 40% đối với khu đất thương mại dịch vụ, lưu trú phục vụ du lịch sân golf và tối đa 10% tại khu vực sân golf; tầng cao tối đa 3 tầng.

Các khu chức năng du lịch sinh thái quanh chân núi có diện tích 685,55 ha, trong đó, diện tích xây dựng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 10%; mật độ xây dựng tối đa 25%; tầng cao tối đa 3 tầng.

Với diện tích 685,55 ha, khu chức năng du lịch sinh thái quanh chân núi gồm 3 khu:

Khu vực ven chân núi phía Nam 77,05 ha, trong đó, diện tích xây dựng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 30%; mật độ xây dựng tối đa 40%; tầng cao tối đa 3 tầng.

Khu vực ven chân núi phía Đông, tiếp giáp đường Khedol – Suối Đá có quy mô khoảng 389,64 ha, hình thành các công viên sinh thái theo chủ đề như công viên các loài bướm, các loài chim; vườn thú Safari; vườn thực vật; các khu nghiên cứu môi trường…

Khu vực quanh sườn núi phía Tây Nam có quy mô 218,86 ha gồm các khu công viên sinh thái theo chủ đề, phát triển khu làng văn hoá, vườn thảo dược và công viên sinh thái ven hồ kết hợp thể thao mạo hiểm, hoạt động dã ngoại và bố trí hệ thống công trình dịch vụ thương mại phục vụ du lịch, bao gồm: khu nghỉ dưỡng, lưu trú trên sườn núi Phụng và núi Đất có quy mô khoảng 92,9 ha, trong đó, diện tích đất xây dựng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 30%, mật độ xây dựng tối đa 25%; tầng cao tối đa 3 tầng.

Khu làng văn hoá, vườn thảo dược và công viên sinh thái ven hồ có quy mô khoảng 100 ha; mật độ xây dựng tối đa 10%; tầng cao tối đa 2 tầng.

Khu công viên chuyên đề dọc tuyến đường bộ lên đỉnh Núi Bà có quy mô khoảng 25,96 ha; mật độ xây dựng tối đa 5%; tầng cao tối đa 2 tầng.

Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen có phía Đông Bắc giáp xã Tân Hưng, huyện Tân Châu và xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, giới hạn bởi đường Khedol – Suối Đá; phía Tây Bắc giáp xã Tân Bình, giới hạn bởi đường tỉnh ĐT 785; phía Tây Nam giáp phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, giới hạn bởi đường tỉnh ĐT 784; phía Đông Nam giáp phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh và xã Phan, huyện Dương Minh Châu, giới hạn bởi đường tỉnh ĐT 790.

Cấp bách triển khai dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) gần 16.000 tỉ đồng

tuyen duong thinh vuong moi 1451

Cấp bách triển khai dự án cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) gần 16.000 tỉ đồng

Những dự án trọng điểm được Sở GTVT Tp.HCm đề xuất trình HĐND TP đều là những dự án có tính chất liên kết vùng kết nối các khu vực cửa khẩu, cảng biển khi hoàn thành đều có tác động lan toả giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế khu vực phía nam.

tuyen duong thinh vuong moi 1451

Mới đây, Sở GTVT Tp.HCM đề xuất một số nội dung cấp bách trong lĩnh vực giao thông vận tải để trình HĐND TP tại kỳ họp khoá X (dự kiến diễn ra vào tháng 3 tới). Theo đó có 12 dự án giao thông trọng điểm có tính chất liên kết vùng, kết nối các khu vực cửa khẩu, cảng biển sẽ được trình trong kỳ họp tới.

Những dự án trọng điểm được sở GTVT TP.HCM đều là những dự án có tính chất liên kết vùng, kết nối các khu vực cửa khẩu, cảng biển; khi hoàn thành đều có tác động lan toả, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, góp phần phát triển kinh tế khu vực phía nam.

Điển hình, dự án cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài, dự kiến được triển khai trong giai đoạn 2023 – 2026, với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỉ đồng; đường song song quốc lộ 50, dự kiến đầu tư xây dựng giai đoạn 2023 – 2025 với tổng mức đầu tư 3.200 tỉ đồng; tuyến đường trên cao số 1, dự kiến khởi công giai đoạn 2023 – 2025 với tổng mức đầu tư 17.500 tỉ đồng,…

Cụ thể, dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài rất cấp thiết để ưu tiên đầu tư. Bởi sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, giảm tải cho quốc lộ 22. Hình thành tuyến cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài sẽ phát huy lợi thế cho các tuyến cao tốc đã và đang được đầu tư xây dựng trong khu vực như Tp.HCM – Trung Lương, Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Bên cạnh đó, đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài cũng là tuyến giao thông cao tốc xuyên Á. Dự án sẽ kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực kinh tế ASEAN.

Sở GTVT kiến nghị chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo Sở KH&ĐT tổng hợp, tham mưu UBND TP trình HĐND TP khoá X xem xét, thông qua vốn chuẩn bị đầu tư 12 dự án trên theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Trước đó, UBND TP.HCM cho biết Ban Thường vụ Thành uỷ Tp.HCM đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND TP.HCM làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc này. UBND TP.HCM đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông lập trình thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2030

ban do quy hoach tay ninh 1086x1536 1

Quy hoạch tỉnh tây ninh giai đoạn 2021 - 2030

Thông tin quy hoạch tỉnh Tây Ninh về sử dụng đất, phát triển không gian vùng, xây dựng đô thị và giao thông trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050

Phạm vi, tính chất lập quy hoạch Tây Ninh

Kế hoạch quy hoạch tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2021 – 2030 tập trung vào lập quy hoạch thành phố Tây Ninh. Theo đó phạm vi lập quy hoạch thành phố Tây Ninh bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố, có diện tích tự nhiên là 139,92km2, được giới hạn bởi:

  • Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu
  • Phía Tây giáp huyện Châu Thành
  • Phía Nam giáp thị xã Hoà Thành
  • Phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu

Tính chất lập quy hoạch:

  • Là đô thị trung tâm về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của tỉnh với đầu mối công nghiệp dịch vụ và đa lĩnh vực trong tỉnh
  • Là đô thị sinh thái – kinh tế bền vững, phát triển chủ yếu là dịch vụ – thương mại – du lịch, phát triển công nghiệp chủ yếu là công nghiệp sạch.

Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Tây Ninh

Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch

quy hoach tay ninh

Kế hoạch thu hồi các loại đất

quy hoach tay ninh 1

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất

quy hoach tay ninh 2 1536x343 1
ban do quy hoach tay ninh 1086x1536 1

Thông tin quy hoạch phát triển không gian thành phố Tây Ninh

Dựa vào đề án quy hoạch thành phố được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, UBND TP. Tây Ninh đã tiến hành quy hoạch thành phố theo khu vực. Cụ thể như sau:

Khu vực núi Bà Đen: Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen có tổng diện tích 2.903,79 ha, nằm trên phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạc và xã Thạnh Tây thuộc TP. Tây Ninh và một phần của xã Suối Đá và xã Phan thuộc huyện Dương Minh Châu

Khu vực phường Ninh Sơn: Dự án quy hoạch phường Ninh Sơn đã được UBND thành phố bước đầu tiến hành. Tại đây, phường Ninh Sơn sẽ được quy hoạch để xây dựng các dự án chung cư, nhà ở cao cấp dành cho giới có kinh tế thu nhập ổn định. Những dự án này sẽ nằm trên phường Ninh Sơn và một phần của phường Ninh Thạnh.

Dự án quy hoạch có quy mô 1136 ha với dân cư dự kiến khoảng 38.00. người. Cụ thể, khu vực phường Ninh Sơn sau khi quy hoạch sẽ có vị trí phía Đông giáp với vành đai thành phố và kênh tây, phía Tây giáp với đường Huỳnh Tấn Phát, phía Nam giáp với suối Vườn Điều và phía Bắc giáp với rạch Tây Ninh.

Khu vực huyện Gò Dầu: Khu công nghiệp Hiệp Thạnh đã được TP. Tây Ninh đưa vào quy hoạch, với dự án này huyện Gò Dầu đã thu hút được rất nhiều nguồn nhân lực lao động chất lượng đổ về.

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Tây Ninh đến 2030

Mới đây, ngày 31/12/2021 tỉnh Tây Ninh công bố chương trình phát triển đô thị tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3628/QĐ-UBND ngày 27/12/2021.

Phân vùng, định hướng phát triển đô thị, khu đô thị và điểm dân cư

Quy hoạch đô thị Tây Ninh được phân thành 4 vùng phát triển gồm: Vùng Trung tâm, vùng phía Bắc, vùng Đông Nam, vùng Tây Nam, cụ thể như sau:

Vùng trung tâm gồm thành phố Tây Ninh, thị xã Hoà Thành:

  • Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới tại phường 1, Ninh Sơn, Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh; phường Hiệp Tân, Long Thành Trung, Long Thành Bắc và xã Trường Hoà thuộc thị xã Hoà Thành; phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu, dự án nhà ở theo hướng mật độ thấp và trung bình tại các xã ngoại thị của thành phố Tây Ninh, thị xã Hoà Thành.
  • Quy hoạch phát triển nhà ở theo dự án, chỉnh trang đô thị tại các khu vực trung tâm, khu vực có mật độ nhà ở cao, các điểm, khu dân cư nông thôn hiện hữu; phát triển các khu đô thị mới có sự giao thoa về không gian, kiến trúc, cảnh quan xung quanh khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen và dọc các trục giao thông liên vùng, liên tỉnh như: Quốc lộ 22B, đường cao tốc HCM – Mộc Bài, đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, ĐT 782 – 784, ĐT 790, ĐT781.

Vùng phía Bắc gồm huyện Tân Châu, Tân Biên:

  • Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, dự án nhà ở tại cửa khẩu Xa Mát và các xã dự kiến phân loại đô thị (Mỏ Công, Trà Vong, Tân Lập thuộc huyện Tân Biên; Tân Đông, Tân Hưng, Suối Dây thuộc huyện Tân Châu). Phát triển các cụm điểm dân cư xã Thạnh Tây và Tân Lập kết nối với thị trấn Tân Biên tạo thành chuỗi đô thị gắn với khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát.
  • Phát triển nhà ở theo dự án, chỉnh trang đô thị tại các khu vực trung tâm, khu vực trong thị trấn Tân Biên, Tân Châu.

Vùng Đông Nam gồm đô thị Dương Minh Châu – Gò Dầu – Trảng Bàng

  • Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới tại các phường thuộc thị xã Trảng Bàng, đô thị Gò Dầu và Dương Minh Châu; phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu, dự án nhà ở theo hướng mật độ thấp và trung bình tại các xã ngoại thị, vùng phụ cận các khu công nghiệp, dự án phát triển hạ tầng giao thông hình thành giai đoạn 2021 – 2030 (đường cao tốc HCM – Mộc Bài, đường cao tốc Gò Dầu – Xa Mát, đường Hồ Chí Minh) và các khu vực có đất đai thuận lợi phát triển dân cư dọc các tuyến sông, từng bước lấp đầy, đáp ứng chỉ tiêu về nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đạt tiêu chuẩn, định hướng phát triển đô thị mới Dương Minh Châu và Gò Dầu.
  • Quy hoạch phát triển nhà ở theo dự án, chỉnh trang đô thị tại các khu vực trung tâm, khu vực trong đô thị và khu vực nông thôn.

Vùng Tây Nam gồm đô thị Bến Cầu – Mộc Bài và Châu Thành

  • Quy hoạch phát triển các khu đô thị mới, dự án nhà ở tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và huyện Châu Thành. Phát triển các cụm điểm dân cư tại các xã, vùng phụ cận khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, các khu chức năng, khu công nghiệp, dự án phát triển hạ tầng giao thông hình thành giai đoạn 2021 – 2030 (cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh), định hướng phát triển đô thị mới Bến Cầu.
  • Quy hoạch phát triển nhà ở theo dự án, chỉnh trang đô thị tại các khu vực trung tâm, khu vực trong đô thị và khu vực nông thôn.

So do phat trien do thi Tay Ninh scaled

Định hướng, kế hoạch phát triển đô thị đến năm 2025, giai đoạn 2026 – 2030

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Tây Ninh được định hướng thực hiện trong 2 giai đoạn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, có 09 đô thị được phân loại bao gồm:

  • 01 đô thị loại II: Thành phố Tây Ninh
  • 02 đô thị loại III: Thị xã Trảng Bàng và thị xã Hoà Thành
  • 02 đô thị loại IV: đô thị Gò Dầu và đô thị Bến Cầu;
  • 04 đô thị V: 04 đô thị là thị trấn thuộc các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành và Dương Minh Châu (đạt cơ bản tiêu chí đô thị loại IV).

Giao đoạn 2026 – 2030, có 16 đô thị được phân loại bao gồm:

  • 01 đô thị loại II: Thành phố Tây Ninh (định hướng quy hoạch, tiếp tục phấn đấu đầu tư xây dựng hoàn thiện đạt cơ bản các tiêu chí của đô thị loại I).
  • 03 đô thị loại III: Thành phố Trảng Bàng, thành phố Hoà Thành và Gò Dầu.
  • 05 đô thị loại IV: Thị xã Bến Cầu, thị xã Dương Minh Châu và phát triến, phân loại thêm 03 đô thị loại IV thuộc các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành.
  • 07 đô thị loại V: Là các đô thị phân loại mới, dự kiến thành lập thị trấn bao gồm đô thị Tân Lập, Mỏ Công, Trà Vong thuộc huyện Tân Biên; Tân Đông, Tân Hưng thuộc huyện Tân Châu và Thái Bình, Thanh Điền thuộc huyện Châu Thành.

Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Tây Ninh

3.1. Đường bộ

  • Giao thông đối ngoại: Gồm các trục đường vành đai, đại lộ, đường chính cấp I
  • Giao thông đối nội: Gồm các tuyến đường chính thứ cấp, đường phố tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, kết nối, tiếp cận thuận lợi với các tuyến đại lộ và đường đô thị.
ban do tay ninh du lich

3.2. Đường sắt:

Dự kiến tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh nối với Thành phố Tây Ninh

Đường thuỷ:

Rạch Tây Ninh kết nối với sông Vàm Cỏ Đông, cải tạo nạo vét để đảm bảo lưu thông đường thuỷ.

Đường hàng không:

Dự kiến xây mới sân bay nhỏ phục vụ du lịch tại phía Bắc thành phố Tây Ninh.

TPHCM gấp rút thực hiện hàng loạt dự án ngàn tỷ

DCIM100MEDIADJI_0338.JPG

TPHCM GẤP RÚT THỰC HIỆN HÀNG LOẠT DỰ ÁN NGÀN TỶ

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang được TP HCM gấp rút triển khai, hứa hẹn giải tỏa ùn tắc, tăng cường kết nối lưu thông hàng hóa

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, năm 2020 được xem là mốc thời gian quan trọng, mục tiêu hoàn thành nhiều công trình xóa điểm nghẽn trước mắt cũng như gấp rút thực hiện các thủ tục để kiến nghị đẩy nhanh nhiều dự án lớn mang tính chiến lược.

Ưu tiên giải tỏa “điểm nóng”

Theo Giám đốc Sở GTVT TP Trần Quang Lâm, năm 2020, các “điểm nóng” như sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) và cảng Cát Lái (quận 2) sẽ khởi công hàng loạt dự án.

Cụ thể, ở khu vực sân bay sẽ mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, tuyến Trường Chinh đoạn từ đường Cách Mạng Tháng Tám đến Phạm Văn Bạch, đặc biệt là sẽ đẩy nhanh các thủ tục sớm phê duyệt, triển khai việc giải phóng mặt bằng dự án song hành đường Cộng Hòa để phục vụ xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Ở khu vực cảng Cát Lái, sẽ tập trung triển khai nhiều dự án quanh cảng như mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn từ đường Vành đai 2 (Võ Chí Công) đến nút giao đường 990. Đồng thời, tiếp tục giai đoạn 2 nút giao Mỹ Thủy cùng việc mở rộng đường Đồng Văn Cống. Song song đó là sớm xây dựng nút giao An Phú, đoạn đầu từ đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây… Một dự án quan trọng khác cũng được khởi công là nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), xóa điểm kẹt xe, tai nạn tại khu vực này.

6 chot 1 1580736032504284215598
Bến xe Miền Đông mới dự kiến khánh thành vào dịp 30-4-2020 với kỳ vọng giải tỏa tình trạng kẹt xe ở khu trung tâm, nhất là xung quanh khu vực bến xe hiện hữu tại quận Bình Thạnh Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Một trong nhiều công trình được kỳ vọng năm 2020 hoàn thành và đưa vào khai thác là cầu Thủ Thiêm 2 – bắc qua sông Sài Gòn – nối trung tâm TP và khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Đây được xem là một trong những công trình giải tỏa ùn tắc cho khu Đông. Trước đó, dự án động thổ đầu năm 2015, với tổng mức đầu tư 4.260 tỉ đồng và dự kiến hoàn thành sau 30 tháng. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng phía quận 1, dự án nhiều lần lỗi hẹn. Hiện nay, chính quyền TP HCM đang tích cực làm việc cùng Bộ Tư lệnh Hải quân (Bộ Quốc phòng) để nhận bàn giao mặt bằng từ Tổng Công ty Ba Son. Đơn vị thi công cho biết nếu mặt bằng được bàn giao đúng hẹn, cầu có thể được hợp long vào lễ Quốc khánh 2-9 và hoàn thành vào cuối năm nay.

Một dự án đặc biệt quan trọng khác là Bến xe Miền Đông mới (quận 9), đây là bến xe lớn nhất nước khi có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách mỗi năm. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 4.000 tỉ đồng, khởi công tháng 4-2017, ngoài việc tăng năng lực phục vụ hành khách, bến xe này cũng sẽ giải tỏa tình trạng kẹt xe ở khu trung tâm, nhất là xung quanh khu vực bến xe hiện hữu tại quận Bình Thạnh. Chủ đầu tư dự án – Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn – TNHH MTV – cho biết nếu giải quyết được các thủ tục pháp lý còn thiếu, bến xe dự kiến khánh thành vào dịp 30-4 này. Theo Sở GTVT TP HCM, nhiều phương án trong việc đầu tư hạ tầng xung quanh đã được đưa ra, đồng thời hệ thống xe buýt kết nối cũng đang được hình thành nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi lại khi bến xe đưa vào khai thác.

Một dự án khác cũng được kỳ vọng trong năm nay là hầm chui An Sương (nhánh N2, phía huyện Hóc Môn). Nhánh hầm này đưa vào khai thác sẽ tạo thành nút giao 3 tầng, xóa “điểm đen” kẹt xe và tai nạn ở cửa ngõ phía Tây Bắc TP. Công trình này trước đó vướng nhiều khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng, dẫn đến chậm tiến độ. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM, nhánh N2 dự án nút giao An Sương dự kiến hoàn thành tháng 6-2020, sẽ giúp giảm giao cắt, xung đột giữa các hướng lưu thông, đồng thời tạo diện mạo mới cho giao thông khu vực phía Bắc TP.

Đẩy nhanh khép kín vành đai

Có vai trò đặc biệt quan trọng và mang tầm chiến lược nên dự án đường Vành đai 2 và 3 tại TP HCM đang gấp rút hoàn thành các thủ tục cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Theo ông Trần Quang Lâm, với tuyến đường Vành đai 2, TP sẽ được ưu tiên thực hiện và quyết tâm khép kín từ nay đến năm 2025. Theo quy hoạch, đường Vành đai 2 có chiều dài hơn 64 km, quy mô từ 6-10 làn xe. Tuy nhiên, tuyến đường này hiện vẫn dở dang bởi còn khoảng 11 km chưa khép kín, chia làm 4 đoạn. Trong đó, hiện chỉ đoạn 3 – từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức), dài khoảng 2,7 km – đang thi công. Dù vậy, tính từ thời điểm khởi công vào tháng 12-2017 đến cuối năm 2019, tổng khối lượng xây lắp của đoạn này mới đạt khoảng 42%, trong khi công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư… cũng bị hàng loạt vướng mắc. Riêng 3 đoạn còn lại, hiện vẫn ngổn ngang và UBND TP đã chỉ đạo lập, thông qua chủ trương đầu tư công, sử dụng ngân sách để gấp rút đầu tư.

6 chot 2 1580736032507943406720
Đoạn 3 dự án đường Vành đai 2 – từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức), dài khoảng 2,7 km – hiện đang đẩy nhanh tiến độ thi công Ảnh: GIANG ANH

Lãnh đạo Sở GTVT cho biết sau khi hoàn chỉnh công tác điều chỉnh quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm định, tham mưu UBND TP trình Thành ủy, HĐND TP thông qua. Việc này dự kiến thực hiện trong quý I, II/2020. Riêng đoạn 4 (từ nút giao An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh) cũng được TP chủ trương thực hiện đầu tư công, sử dụng ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Riêng dự án Vành đai 3, trước yêu cầu cấp bách, các công tác chuẩn bị bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án này qua địa bàn TP đang được khẩn trương triển khai. Tuy nhiên, để đồng bộ và liền mạch, dự án này đặc biệt cần sự hỗ trợ của trung ương và các địa phương liên quan để đẩy nhanh. Tuyến đường này theo quy hoạch có tổng chiều dài khoảng 89,3 km, trong đó 73 km làm mới. Dự án đi qua địa phận TP HCM cùng các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên hiện chỉ đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (dài 16,3 km), trùng với một phần đường Mỹ Phước – Tân Vạn (tỉnh Bình Dương) đã được đầu tư và khai thác, những đoạn qua TP HCM đang gấp rút hoàn thành thủ tục đầu tư.

“Đây là những dự án đặc biệt quan trọng, dù chậm tiến độ nhưng thật đáng chờ đợi bởi nếu nhanh chóng hoàn thành sẽ giải quyết hàng loạt điểm nghẽn cho TP HCM. Không chỉ giảm tình trạng kẹt xe mà còn thay đổi cả bộ mặt kinh tế – xã hội cho TP cùng nhiều tỉnh, thành lân cận” – ông Nguyễn Thế Trường, cán bộ về hưu (ngụ quận 7), chia sẻ. 

Nguồn: Báo Người Lao Động